Trang

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

Cấu hình Remote Windows server 2003









Thủ thuật sao lưu dữ liệu vào ổ đĩa ảo trên Windows 7

Sao lưu dữ liệu trên ổ cứng là biện pháp hữu hiệu để đề phòng dữ liệu bị mất mát do hư hỏng hoặc mất do lỗi của hệ thống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách thức sử dụng ổ đĩa ảo của Windows 7 để sao lưu các dữ liệu quan trọng.
Ổ đĩa ảo (Virtual Hard Drive - VHD) là tính năng mới của Windows 7, cho phép người dùng tạo một phân vùng ỗ đĩa mới ngay trên hệ thống hiện tại. Bạn có thể sử dụng phân vùng mới này để chứa dữ liệu, hoặc thậm chí để làm phân vùng khởi động. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phân vùng ổ đĩa ảo để chứa các dữ liệu quan trọng được sao lưu từ ổ đĩa chính.
Khởi tạo phân vùng ảo (VHD):
Điều đầu tiên cần làm là khởi tạo 1 VHD. Thực hiện theo các bước dưới đây:
- Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Manager.
- Tại cửa sổ Computer Management hiện ra sau đó, chọn mục Storage -> Disk Management từ menu bên trái. Tiếp tục chọn Action -> Creat VHD  từ menu chính.


- Tại hộp thoại hiện ra sau đó, nhấn nút Browser để chọn vị trí lưu VHD. Bạn có thể khởi tạo 1 VHD từ trên ổ cứng hoặc từ các ổ cứng di động gắn bên ngoài. Chọn dung lượng của VHD tại mục ‘Virtual Hard Disk Size’.
Mục ‘Virtual Hard Disk format’, nếu chọn ‘Dynamically expanding’, dung lượng lưu trữ của ổ cứng ảo sẽ tự động thay đổi tùy thuộc vào dung lượng file tối đa chứa trên đó, ngược lại, nếu muốn dung lượng này là cố định, bạn chọn ‘Fixed Size’.
Nhấn OK để lưu lại các thiết lập.
  - Quay trở lại cửa sổ Computer Management, bạn sẽ thấy ổ cứng ảo xuất hiện dưới dạng ‘Unknow unallocated space’. Kích chuột phải vào ổ cứng này và chọn ‘Initialize Disk’. Nhấn OK ở hộp thoại hiện ra sau đó để quá trình khởi tạo được thực hiện.
 - Sau khi quá trình khởi tạo ổ đĩa kết thúc, kích chuột phải vào ổ đĩa mới, chọn ‘New Simple Volume’.

 - Cửa sổ ‘New Simple Volume Wizard’ hiện ra. Nhấn Next ở hộp thoại đầu tiên, chọn dung lượng phân vùng tối đa ở hộp thoại thứ 2. Chọn ký tự đại diện cho phân vùng ổ đĩa ở hộp thoại thứ 3. Tại hộp thoại thứ 4, chọn định dạng của phân vùng là NTFS, mục ‘Volume Label’ để thiết lập tên của phân vùng ổ đĩa, đánh dấu vào tùy chọn Quick Format rồi nhấn Next.
 - Sau khi quá trình này hoàn thành, một phân vùng ổ đĩa mới sẽ xuất hiện trên hệ thống của bạn. Đây chính là phân vùng ổ đĩa ảo được tạo ra bởi Windows 7.
 Sao lưu và khôi phục dữ liệu từ ổ cứng vào VHD:
Để sao lưu dữ liệu vào phân vùng ổ đĩa ảo mới được khởi tạo, bạn có thể copy/paste các dữ liệu quan trọng vào phân vùng mới như cách thông thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự động hóa quá trình sao lưu dữ liệu bằng cách thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây.
- Nhấn nút Start, điền ‘backup and restore’ vào hộp thoại tìm kiếm và nhấn Enter.
 - Tại cửa sổ hiện ra, chọn ‘Set up backup…’
 - Đánh dấu chọn phân vùng VHD chúng ta vừa khởi tạo ở trên. Bạn có thể nhận được thông báo phân vùng ổ đĩa này không đủ dung lượng để lưu trữ, tuy nhiên chúng ta được phép lựa chọn những file có dung lượng đủ để sao lưu vào VHD.
- Tại mục ‘What do you want to backup?’, chọn ‘Let me choose’.
 - Bây giờ, bạn có thể đánh dấu chọn những file và thư mục mà mình muốn sao lưu và chứa trên VHD. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta chỉ đánh dấu chọn một vài thư mục và các file tài liệu nhỏ để phù hợp với dung lượng lưu trữ 2GB của VHD. Trong trường hợp bạn khởi tạo 1 phân vùng ảo có dung lượng lớn hơn, bạn có thể chọn để sao lưu được nhiều dữ liệu hơn.
Đánh dấu bỏ tùy chọn ‘Include a system image of drives’ trước khi nhấn nút tiếp tục.
  - Bạn cũng có thể lên lịch, để quá trình sao lưu dữ liệu thực hiện một cách tự động vào một thời điểm nào đó. Với tính năng này, các dữ liệu quan trọng của bạn sẽ tự động được sao lưu vào VHD để đề phòng chúng bị hư hỏng hoặc bị mất vì lý do nào đó.
  - Sau khi đã hoàn thành các lựa chọn, quá trình sẽ cho phép bạn xem lại những thiết lập của mình. Nếu thấy các thiết lập đã phù hợp, nhấn nút ‘Save settings and run backup’.
  - Quá trình sao lưu dữ liệu lần đầu tiên sẽ được tiến hành. Sau khi quá trình này kết thúc, bạn có thể tìm đến VHD để kiểm tra các file dữ liệu của mình đã được sao lưu vào đó xem đã đầy đủ hay chưa.
- Trong trường hợp cần sử dụng các dữ liệu đã được sao lưu, bạn chỉ việc copy dữ liệu trong đó và đem ra ngoài để sử dụng, hoặc nhấn đôi vào biểu tượng Windows Backup và chọn ‘Restore my files from this backup’ để đưa các file từ VHD ra vị trí cũ của chúng bên ngoài.
 - Ngoài ra, bạn cũng có thể sao chép dữ liệu từ VHD và sử dụng ở các máy tính khác hoàn toàn bình thường.
Trên đây là cách thức để sử dụng tính năng ổ đĩa ảo, một tính năng mới nhưng hữu dụng của Windows 7 để sao lưu các dữ liệu quan trọng trên đĩa cứng. Với cách thức này, bạn sẽ luôn có được bản sao của những dữ liệu quan trọng, giúp an tâm hơn trong quá trình sử dụng máy tính.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Bộ nguồn ATX: Nguồn cấp trước


Nhiệm vụ:
  • Cung cấp 5V dây tím (standby).
  • Tạo áp 5V dây công tắc xanh lá (PS_ON).
  • Họat động ngay khi cắm điện.
Linh kiện chính:
  • Transistor hoặc mosfet công suất (Chịu áp U=600V và dòng I=2A)
  • Biền thế xung cấp trước: Biến thế nhỏ nằm ngòai bìa.
  • Transistor nhí (1 hoặc 2 con C945/C1815 và A733/A1015) <– có một số mạch dùng thằng hồi tiếp từ cuộn dây sẽ không có.
  • IC 431 và OPTO: một ố mạch không có
  • IC ổn áp 7805: cho mạch không dùng 431 và OPTO
  • R, C tạo dao động

 Các sơ đồ mạch thông dụng:



Nhiệm vụ các linh kiện chính:
  • Q3 làm nhiện vụ: Công suất ngắt mở
  • R16, C8: Hồi tiếp tín hiệu để tạo dao động.
  • Q4: Sửa sai do OPTO và IC 431 gởi về.
  • T3: biến thế xung cấp trước.
Các lỗi thường gặp:
  • Mất điện áp 300V đầu vào
  • Đứt điện trở mồi
  • Lỗi R hoặc C hồi tiếp.
  • Lỗi transistor/mosfet công suất.
  • Đứt điện trở bảo vệ từ chân S xuống mass.
  • Lỗi Transistor sửa sai.
 Cấp trước đã chạy nhưng chưa hoàn hảo: quá cao hoặc quá thấp:
  • Các điện trở cầu phân áp sai trị số
  • Lỗi IC 431
  • Lỗi OPTO
  • Tụ lọc ngõ ra khô hoặc phù


 Trần Thanh Long

Mất nguồn cấp trước 5V Stanby

Phân tích nguyên nhân.
Mất điện áp 5V STB là do nguồn cấp trước không hoạt động, có thể do các nguyên nhân sau đây.
* Mất điện áp 300V DC bên sơ cấp
- Khi nguồn bị các sự cố như chập đèn công suất, chập các đi ốt chỉnh lưu sẽ gây nổ cầu chì và mất điện áp 300V DC

 Nếu chập các đi ốt trong cầu đi ốt chỉnh lưu sẽ dẫn đến nổ cầu chì hoặc đứt điện trở nhiệt, làm mất điện áp 300V DC

Nếu chập các đèn công suất của nguồn chính sẽ gây nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và kéo theo gây chập các đi ốt chỉnh lưu, mất điện áp 300V DC
* Nguồn cấp trước không dao động.
- Nguồn cấp trước sẽ bị mất dao động khi bị các sự cố như đứt điện trở mồi, bong mối hàn đèn công suất và các điện trở, tụ điện hồi tiếp để tạo dao động.

 - Nếu đứt điện trở mồi hoặc bong chân R, C hồi tiếp thì nguồn cấp trước sẽ mất dao động, mất điện áp ra
- Nếu bong chân đèn công suất thì mạch cũng mất dao động và mất điện áp ra
- Nếu chập đèn công suất thì sẽ nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và có thể làm chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp AC 220V
- Nếu chập hoặc đứt các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra cũng làm mất điện áp 5V STB
Tháo vỉ máy ra và kiểm tra
Bạn cần kiểm tra tất cả các linh kiện được chú thích như hình dưới đây.
- Kiểm tra cầu chì xem có bị đứt không ?
- Kiểm tra điện trở nhiệt (có điện trở khoảng 4,7Ω ) xem có bị đứt không ?
- Kiểm tra các đi ốt chỉnh lưu xem có bị đứt hay bị chập không ?
- Kiểm tra các đèn công suất xem có bị chập không ?
- Kiểm tra hai con đi ốt chỉnh lưu đầu ra xem có bị chập hay đứt không ? 



 Cần kiểm tra các linh kiện được chú thích như hình trên.
 

  • Các trường hợp hư hỏng và phương pháp sửa chữa


  • Trường hợp 1
    - Không phát hiện thấy các linh kiện trên bị chập hay đứt

  • - Cấp điện vào đo vẫn thấy có điện áp 300V (hoặc đo trên các tụ lọc vẫn thấy có 150V trên mỗi tụ)Sửa chữa
    * Nếu vẫn có điện áp 300V DC đầu vào nghĩa là các đèn công suất không bị chập, cầu chì và các đi ốt vẫn tốt.
    * Mất điện áp ra là do nguồn bị mất dao động, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau:
    - Kiểm tra kỹ điện trở mồi, trường hợp này đa số là do hỏng điện trở mồi. (chú ý - điện trở mồi phải thay đúng trị số hoặc cao hơn một chút)



  • Điện trở mồi được đấu từ điện áp 300V đến chân B hoặc chân G đèn công suất
    - Hàn lại đèn công suất, điện trở và tụ hồi tiếp
    - Đo kiểm tra hai đi ốt chỉnh lưu đầu ra, nếu thấy chập thì bạn thay đi
    ốt mới (chú ý - đây là đi ốt cao tần)



    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.

    Trường hợp 2
    - Phát hiện thấy đứt cầu chì, chập một hoặc nhiều đi ốt, thậm chí đứt cả điện trở nhiệt.
    - Đo đèn công suất của nguồn cấp trước thấy bị chập CE hoặc chập DS, hai đèn công suất của nguồn chính vẫn tốt.


    Các bước sửa chữa
    * Tháo đèn công suất đang bị chập ra ngoài và chỉ thay đèn mới vào sau khi đã sửa xong mạch đầu vào và đã có điện áp 300V DC.
     

     Tháo đèn công suất đang bị chập ra ngoài
    * Thay các đi ốt bị chập hoặ bị đứt
    * Thay điện trở nhiệt (nếu đứt), nếu không có ta có thể thay bằng điện trở sứ 4,7Ω /10W
    * Thay cầu chì (lưu ý cần thay cầu chì chịu được 4 Ampe trở lên)


     Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt chỉnh lưu bị hỏng
    => Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính xem có điện áp chưa và có cân bằng không ?


     
    - Đo điện áp trên hai tụ lọc phải có điện áp 150V và điện áp trên hai tụ phải bằng nhau.
    - Trường hợp đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, bạn cần phải thay hai con điện trở đấu song song với hai tụ này.
    - Nếu điện áp trên hai tụ điện vẫn bị lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện mới.
    - Nếu điện áp trên hai tụ này bị lệch thì nguồn cho dòng yếu và hay bị chết các đèn công suất của nguồn chính.
    * Kiểm tra kỹ các linh kiện xung quanh đèn công suất xem có bị hỏng không ?

     
    - Khi đèn công suất bị chập thường kéo theo các linh kiện khác bám vào chân B và chân E của đèn công suất bị hỏng theo.
    - Cần kiểm tra kỹ các điện trở bám vào chân E và các đi ốt, Transistor bám vào chân B
    => Các linh kiện xung quanh nếu thấy hỏng ta cần thay thế ngay.
    * Bước sau cùng là lắp đèn công suất vào vị trí
    Lưu ý :
    - Khi thay đèn công suất bạn cần chú ý, có hai loại đèn được sử dụng trong nguồn cấp trước là đèn BCE (đèn thường) và đèn DSG (Mosfet)
    - Nếu bạn thay nhầm hai loại đèn trên thì nó sẽ bị hỏng hoặc không hoạt động
    - Bạn có thể thay một đèn công suất tương đương (nếu không có đèn đúng số)
    - Đèn tương đương là đèn có cùng chủng loại BCE hay DSG và được lấy từ vị trí tương đương trên một bộ nguồn khác, hoặc bạn có thể tra cứu các
    thông số: U max - điện áp cực đại, I max - dòng cực đại, và P max
    - công suất cực đại, các thông số trên nếu chúng tương đương là thay
    được.
    * Cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp 5V STB trên dây mầu tím



     Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.
    Trường hợp 3
    - Phát hiện thấy đứt cầu chì, chập một hoặc nhiều đi ốt, đứt điện trở nhiệt.
    - Đo đèn công suất của nguồn cấp trước thấy bình thường nhưng hai đèn công suất của nguồn chính bị chập CE
    Các bước sửa chữa
    * Tháo hai đèn công suất của nguồn chính đang bị chập ra ngoài


    Tháo hai đèn công suất ra ngoài
    * Sau đó bạn thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt bị hỏng.


     Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt bị hỏng
    => Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính xem có điện áp chưa và có cân bằng không ?



    - Đo điện áp trên hai tụ lọc phải có điện áp 150V và điện áp trên hai tụ phải bằng nhau.
    - Trường hợp đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, bạn cần phải thay hai con điện trở đấu song song với hai tụ này.
    - Nếu điện áp trên hai tụ điện vẫn bị lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện mới.
    - Nếu điện áp trên hai tụ này bị lệch thì nguồn cho dòng yếu và hay bị chết các đèn công suất của nguồn chính.
    * Đo kiểm tra điện áp 5V STB trên dây mầu tím


     Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím
    nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.
    * Bước sau cùng là bạn thay hai đèn công suất mới cho nguồn chính.
    - Bạn có thể thay các đèn công suất tương đương (nếu không có đèn đúng số)
    - Đèn tương đương là đèn có cùng chủng loại BCE được lấy từ vị trí tương đương trên một bộ nguồn khác, hoặc bạn có thể tra cứu các thông số: U
    max - điện áp cực đại, I max - dòng cực đại, và P max - công suất cực đại, các thông số trên nếu chúng tương đương là thay được.
    Ở trường hợp 3 này - nguyên nhân chập hai đèn công suất thường do điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính bị lệch, vì vậy khi kiểm tra thấy các
    đèn công suất của nguồn chính bị chập, bạn cần kiểm tra kỹ hai tụ lọc nguồn và hai điện trở đấu song song với chúng, sau khi thay thế các tụ
    và điện trở này, điện áp đo được trên hai tụ phải bằng nhau và bằng 150V


     Ví dụ - Nếu đứt R3 ở trên thì điện áp trên hai tụ sẽ lệch nhau, trên tụ C1 chỉ có 100V trong khi tụ C2 có 200V, trường hợp này khi chạy sẽ gây hỏng các đèn công suất của nguồn chính sau ít phút hoạt động

    Khi các tụ lọc này bị khô cũng gây ra cho điện áp ở điểm giữa bị lệch, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các tụ lọc nếu điện áp trên hai tụ này lệch nhau

    "Mẹo" chống xung đột giữa Office 2007 và 2003

    Nếu ai đã từng cài chung Ms Office 2003 và 2007 trên cùng một hệ điều hành thì hẳn luôn đau đầu vì chiến tranh xảy ra liên tục giữa chúng. Ms Word là một ví dụ.

    Nếu sau khi chạy Word 2007, bạn mở Word 2003 thì nó phải cấu hình lại chương trình (mất gần một phút ), và ngược lại. Dưới đây là cách giúp 2 phiên bản này hòa thuận hơn:

    Vào Start => Run , gõ Regedit. Tìm đến khóa

    HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\W ord\Options





    HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\W ord\Options

    Sau đó vào New => DWORD Value với tên ‘NoRereg’ , thiết lập giá trị là 1






    Lưu ý : Nếu bạn tạo giá trị này ở cá hai phiên bản, thì file *.docx được mở bởi Word 2007 , *.doc được mở bởi Word 2003.
     
    Nếu bạn tạo giá trị ở HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\W ord\Options , cả 2 dạng file sẽ được mở bởi Word 2007.


    Tương tự với Excel và PowerPoint.

    ===================================

    Nếu ai đã từng cài chung Ms Office 2003 và 2007 trên cùng một hệ điều hành thì hẳn luôn đau đầu vì chiến tranh xảy ra liên tục giữa chúng. Ms Word là một ví dụ.


    Nếu sau khi chạy Word 2007, bạn mở Word 2003 thì nó phải cấu hình lại chương trình (mất gần một phút ), và ngược lại. Dưới đây là cách giúp 2 phiên bản này hòa thuận hơn:

    Vào Start => Run , gõ Regedit. Tìm đến khóa

    HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\Word\Options


    HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Options

    Sau đó vào New => DWORD Value với tên ‘NoRereg’ , thiết lập giá trị là 1

    Lưu ý : Nếu bạn tạo giá trị này ở cá hai phiên bản, thì file *.docx được mở bởi Word 2007 , *.doc được mở bởi Word 2003. Nếu bạn tạo giá trị ở HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Options , cả 2 dạng file sẽ được mở bởi Word 2007.

    Tương tự với Excel và PowerPoint.
    ===================================

    Cài đặt cùng lúc hai bộ Office 2003 và 2007 trên cùng 1 máy

    Cài đặt cùng lúc hai bộ Office 2003 và 2007 trên cùng 1 máy
    Sự đổi mới của bộ Office 2007 làm người dùng lúng túng trong việc sử dụng. Vì vậy, việc nâng cấp từ bộ Office 2003 lên sử dụng bộ Office 2007 không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng dường như người dùng vẫn e ngại những sự thay đổi về giao diện, vị trí trình đơn của phần mềm mới sẽ gây nhiều bỡ ngỡ, thậm chí là... rối cho công việc của mình.




    Tùy chọn cho phép bạn cài đặt bộ Office 2007 lên máy đã có bộ Office 2003


    Bài viết này hướng dẫn cách dùng chung bộ Office 2007 trên máy tính đã cài sẵn bộ Office 2003, để người dùng có thể vừa sử dụng bộ phần mềm cũ cho công việc, vừa thuận tiện cho việc mày mò làm quen bộ phần mềm mới. Cách thực hiện như sau:


    Bước 1: Tạo mới một thư mục bất kỳ trong thư mục Program Files của ổ đĩa C, ví dụ: Office 2007. Đưa đĩa cài đặt Office vào ổ đĩa của máy, trình Autorun sẽ tự chạy. Sau khi phân tích thấy trên máy đã có sẵn bộ Office 2003, tự động sẽ có một bảng thông báo mời bạn chọn Upgrade (nâng cấp) hay Customize (Tùy chọn). Hãy chọn Customize.




    Phải giữ lại bộ Office 2003 đang có trên máy


    Bước 2: Ở bảng hiện ra tiếp theo, trong thẻ Upgrade, đánh dấu chọn Keep all previous versions. Sau đó chuyển sang thẻ File Location, bấm nút Browse để chọn thư mục đã tạo trong bước 1 (Office 2007). Chuyển sang thẻ User Infomations, điền các thông tin cần thiết. Bấm Install Now ở góc phải bên dưới để bắt đầu cài đặt.




    Thay đổi đường dẫn lưu trữ bộ Office 2007
    Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bấm nút Close để kết thúc.
    =============================

    1-- Chạy file setup

    2-- Nhập CD key của Office 2007

    3-- Bấm continue

    4-- Chọn CUSTOMIZE(đừng chọn upgrade nhé vì nếu chọn thì bản Office 2003 sẽ bị cài đè bời 2007 đấy)

    5-- Trong phần Customize có 3 sự lựa chọn :

    5.1-- Remove phiên bản trước(giống y hệt việc bản upgrade)

    5.2-- Giữ nguyên phiên bản trước đó có trong máy(keep all previousversions) -Bạn hãy chọn cái này để có thể dùng song song 2 phiên bản Office

    5.3-- Tuỳ chọn thứ 3 là bạn có thể lựa chọn remove những ứng dụng mà bạn không muốn có.(Không nên chọn).

    6-- Sau đó bạn bấm INSTALL NOW

    P/S: 6 bước trên thực hiện được khi mà máy tính của bạn đã có office 2003

    Có 5V tím cấp trước, kích không chạy

    Phân tích nguyên nhân.
    Vì điện áp cấp trước vẫn có 5V nên ta suy ra.
    • Điện áp đầu vào 300V DC vẫn có, các linh kiện đầu vào tốt
    • Nguồn cấp trước đã hoạt động tốt
    • Các đèn công suất của nguồn chính không bị chập
    Vì vậy hiện tượng hư hỏng ở trên là do những nguyên nhân sau đây.
    • Mạch bảo vệ của nguồn chính bị hỏng hoặc hỏng IC bảo vệ (không
      đưa được lệnh P.ON đến chân IC dao động)
    • Một trong các đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE
    • IC dao động của nguồn chính bị hỏng
    • Một hoặc cả hai đèn công suất bị bong mối hàn

     Phương pháp kiểm tra & sửa chữa
    * Kiểm tra xem các đèn công suất có bị bong mối hàn không ?
     * Dò ngược từ chân biến áp đảo pha về phía IC dao động để tìm hai đèn khuếch đại đảo pha, kiểm tra các đèn đảo pha nếu bị chập CE thì bạn thay đèn mới, nếu đèn tốt thì kiểm tra tiếp IC dao động như sau:
    Nếu IC dao động hoạt động tốt thì sẽ cho ra các chế độ điện áp như sau:


     Điện áp của các đèn đảo pha khi nguồn ở chế độ chờ (khi lệnh P.ON có mức cao)

     Điện áp của các đèn đảo pha khi nguồn ở chế độ hoạt động (khi lệnh P.ON có mức thấp = 0V)

      Các bước sửa chữa cụ thể
    1) Tạm thời đấu chập chân B và E của hai đèn công suất lại (để khoá không cho hai đèn hoạt động)
    (Lưu ý - khi ép cho IC dao động hoạt động, khi đó mạch bảo vệ mất tác dụng, vì vậy khoá hai đèn công suất là để tránh trường hợp nguồn bị chập tải sẽ chết đèn công suất)


    Hàn chập chân B vào chân E của hai đèn công suất để khoá lại khi ép cho IC dao động chạy
    Đấu chập chân (4) của IC dao động xuống mass để ép cho IC dao động, sau đo kiểm tra các chế độ điện áp rồi đối chiếu với sơ đồ dưới đây.
    • Chân 8 và chân 11 của IC - TL494 phải có 2,2V
    • Chân C hai đèn đảo pha có khoảng 2,2V
    • Chân E hai đèn đảo pha có khoảng 1,6V
    => Nếu các giá trị điện áp đúng như trên thì IC vẫn hoạt động, nếu các
    chế độ điện áp bị sai đi là IC dao động bị hỏng

    • Tạm thời đấu chập chân B và E của hai đèn công suất lại (để khoá không cho hai đèn hoạt động)
    • Đấu chập chân số (4) của IC dao động TL494 xuống mass (để ép cho IC hoạt động)
    • Đo điện áp ở xung quanh các đèn đảo pha phải có giá trị như trên là IC tốt, ngược lại là IC dao động hỏng


    • Thay IC dao động (nếu các chế độ điện áp bị sai với sơ đồ trên)
    • Thay IC bảo vệ (nếu điện áp đầu ra của IC dao động vẫn bình thường)
     =======================================
    Một số câu hỏi thường gặp
    Câu hỏi 1 - Khi nguồn ở chế độ chờ Stanby vì sao hai đèn đảo pha vẫn có điện áp đưa vào chân B
    Trả lời: Các nguồn ATX hiện nay đều được thiết kế theo nguyên tắc - khi ở chế độ Stanby, IC dao động đưa ra điện áp một chiều khiến cho các đèn đảo pha dẫn bão hoà (có dòng khoảng 6mA đi qua đèn) lúc này dòng điện đi qua hai cuộn dây sơ cấp của biến áp có pha ngược nhau nên từ trường bị triệt tiêu, vì vậy điện áp đưa tới chân B các đèn công suất bằng 0V.
    Câu hỏi 2: Vì sao phải chập chân B vào chân E để khoá các đèn công suất khi chập chân số (4) của IC dao động xuống mass
    Trả lời:
    - Khi chập chân (4) của IC dao động xuống mass, IC sẽ cho ra dao động kể cả khi nguồn có sự cố như quá dòng hay quá áp, vì vậy nếu ta không khoá hai đèn công suất thì có thể làm cho các đèn công suất bị hỏng nếu bên thứ cấp bị chập.
    - Trường hợp bạn đã kiểm tra kỹ các đi ốt chỉnh lưu đầu ra mà không bị chập, bạn có thể để nguyên cho đèn công suất hoạt động, nếu khi chập chân (4) của IC dao động xuống mass mà nguồn chính hoạt động và cho điện áp ra bình thường thì bạn suy ra => mạch bảo vệ có sự cố, vì vậy không đưa được lệnh P.ON tới chân IC dao động.

    Câu hỏi 3: Nếu một trong hai đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE thì nguồn chính có hoạt động không ?
    Trả lời: Nếu một trong hai đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE thì nguồn chính không hoạt động được, khi đó quạt nguồn không quay, điện áp ra bằng 0

    Câu hỏi 4: Nếu một đèn khuếch đại đảo pha bị bong mối hàn hoặc không hoạt động thì nguồn chính có hoạt động không ?
    Trả lời: Ở trường hợp này vẫn có một đèn khuếch đại đảo pha hoạt động, vì vậy vẫn có một đèn công suất hoạt động nên điện áp ra vẫn có, tuy nhiên nguồn sẽ bị sụt áp khi có tải tiêu thụ.

    Câu hỏi 5: Hướng dẫn cách kiểm tra IC dao động TL494
    Trả lời: Để kiểm tra IC dao động TL494 bạn cần kiểm tra các thông tin sau đây:
    - Điện áp cung cấp vào chân (12) phải có từ 10 đến 12V, nếu điện áp này thấp hơn thì có thể IC bị chập hoặc nguồn Stanby ra thiếu điện áp.
    - Khi có điện áp vào chân (12) thì IC phải cho ra điện áp Vref = 5V ở chân (14), nếu không có điện áp này thì IC bị hỏng.
    - Khi ta đấu lệnh P.ON (dây mầu xanh lá cây) xuống mass thì chân (4) của IC - TL494 phải có điện áp bằng 0 để kích hoạt cho dao động ra, nếu chân (4) có điện áp > 0 thì do hỏng mạch bảo vệ phí trước hoặc hỏng IC - LM339
    - Ta có thể đấu chập chân (4) xuống mass để ép cho IC dao động hoạt động, khi đấu chập chân (4) xuống mass nếu không khoá các đèn công suất thì bạn cần kiểm tra kỹ các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra.
    * Sau khi có đủ các điều kiện như:
    • Có 12V ở chân (12)
    • Có 5V ở chân (14)
    • Có 0V ở chân (4)
    - Thì IC sẽ có dao động ra, để kiểm tra dao động này bạn hãy kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha
    - Nếu cả hai đèn đảo pha có điện áp như sau:
    • Đo tại chân B đèn (tức chân 8 hoặc chân 11 của IC có khoảng 2,2V DC
    • Đo tại chân E đèn có khoảng 1,6V DC
    • Đo tại chân C của đèn có khoảng 2,2V DC
    => Thì suy ra là IC dao động đã cho tín hiệu dao động ra bình thường
    Nếu chế độ điện áp của một hoặc cả hai đèn đảo pha ra bị sai so với điện áp trên là IC dao động bị hỏng.

    Câu hỏi 6: Ta có thể đo được điện áp dao động tại chân đèn công suất không, nếu các đèn công suất không hoạt động thì dao động này có duy trì không?
    Trả lời:
    - Nếu có dao động ra điều khiển chân B đèn công suất mà các đèn này không hoạt động (ví dụ đèn hỏng hoặc ta tháo hai đèn công suất ra ngoài) thì dao động này chỉ tồn tại 1- 2 giây rồi tắt, nguyên nhân là do khi không thấy có điện áp ra => mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt dao động.
    - Để dao động này duy trì khi đèn công suất không hoạt động (hoặc khi bạn tháo hai đèn công suất của nguồn chính ra ngoài) thì ta phải đấu chân (4) của IC dao động TL494 xuống mass
    - Dao động đo được giữa B và E của các đèn công suất (khi đã tháo các đèn công suất ra ngoài và đã chập chân 4 của IC dao động TL494 xuống mass) là
    khoảng 0,2V, thực tế thì biên độ dao động này cao hơn nhưng khi ta đo bằng đồng hồ thông thường thì chúng báo không chính xác do dao động này có tần
    số rất cao khoảng vài chục KHz



     Trần Thanh Long