Trang

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Tạo đĩa cài Windows XP cho laptop sử dụng ổ cứng SATA


Ổ cứng chuẩn SATA ngày nay được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, nhưng tình trạng cài Windows XP từ những đĩa bình thường sẽ xảy ra hiện tượng đĩa CD không nhận ra ổ cứng. Vấn đề cốt lõi ở đây là các đĩa đó chưa được tích hợp driver ICH9 mới để nhận dạng ổ cứng trong quá trình cài đặt, bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp thêm chuẩn ICH9 vào 1 đĩa cài Windows XP bình thường.

Hiện tượng màn hình xanh (dump) cũng xảy ra khi các bạn chuyển ổ cứng từ chuẩn ATA thành SATA trong BIOS khi mà hệ điều hành Windows chưa có driver hỗ trợ.

Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị:

- Phần mềm nLite phiên bản mới nhất 1.4.9.1

- Driver ICH 7 8 9 10 dành cho SATA

- 1 phân vùng ổ cứng để tiến hành (dung lượng vừa phải < 1 Gb)

Sử dụng nLite

- Giao diện chính của nLite sau khi khởi động:

 - Bước tiếp theo, chỉ đường dẫn đến thư mục, ổ đĩa chứa bộ cài Windows (copy từ đĩa cài Windows chưa tích hợp driver), trong ví dụ này là ổ O

 - Sau khi chọn đúng nơi lưu trữ, nLite sẽ hiển thị thông tin cụ thể về bản Windows này. Bấm Next để chuyển sang bước tiếp theo:

 - Cửa sổ tiếp theo hiện ra, bạn chọn DriversBootable ISO để bắt đầu tiến hành tích hợp driver, và tạo file khởi động iso:

 - Tại bước tiếp theo, bấm Insert để thêm driver, sẽ có 2 sự lựa chọn: Single driverMultiple driverfolder:

 Các bạn có thể sử dụng bất cứ lựa chọn nào, sau đó chỉ đường dẫn đến thư mục chứa driver ICH (tải về máy và giải nén):

 - Trong ví dụ này chọn Single driver và chỉ đường dẫn đến thư mục lưu driver, chọn file iaAHCI.infOpen:

 - Cửa sổ tiếp theo, chọn Regular PNP driver để lựa chọn tất cả các driver mà file iaAHCI.inf chứa đựng, hoặc bạn có thể chọn Textmode driver để thêm từng driver riêng biệt. Nhấn OK để chuyển sang bước tiếp theo:

 - Kiểm tra lại 1 lần nữa thông tin của driver, khi đã chắc chắn bạn bấm Next để chuyển tiếp:

 - Hộp thoại thông báo Apply changes hiện ra, bấm Yes để bắt đầu tích hợp driver:

- Sau khi kết thúc quá trình, nLite sẽ hiển thị đầy đủ thông tin dung lượng bộ cài đĩa, driver đã được thêm vào. Bước tiếp theo, sẽ có các lựa chọn nếu bạn muốn ghi trực tiếp ra đĩa, tạo file ISO. Để chắc chắn, ta nên tạo thành file ISO rồi từ đó ghi vào đĩa để đảm bảo không xảy ra lỗi:

 - Sau đó chọn đường dẫn lưu file ISO:

 - Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước cơ bản để tích hợp thêm driver vào đĩa cài Windows. Trên đây là bài hướng dẫn cơ bản để thêm driver nhận dạng chuẩn SATA, tùy theo yêu cầu mà các bạn có thể tích hợp thêm các loại driver khác như VGA, sound, NIC...

- Việc còn lại là ghi file ISO đó ra đĩa CD, và tiến hành cài đặt như bình thường. 


Chúc bạn thành công!

Mẹo tăng tốc độ xử lý cho máy tính

Cho dù chiếc máy tính của bạn có cấu hình mạnh tới đâu thì chắc chắn rằng bạn vẫn không ít lần phàn nàn về hoạt động như rùa bò của nó. Bài viết này xin giới thiệu một thủ thuật giúp bạn cải thiện hiệu năng của bộ vi xử lý (chip)…

Thủ thuật này tỏ ra rất hữu dụng với những người sử dụng máy tính với cấu hình yếu và tốc độ xử lý của chip kém. Để tăng tốc cho chiếc PC chậm chạp của mình, người dùng có thể “tổ chức” cho hệ thống được rảnh rỗi hơn bằng cách ngừng hoạt động của các tác vụ nhàn rỗi vẫn luôn chạy thường trực làm ảnh hưởng tới tốc độ xử lý chung của chip. Khi bạn đã thực hiện được việc tắt những ứng dụng không cần thiết này, chiếc PC của bạn sẽ có cơ hội “hiến dâng” toàn bộ sức lực ít ỏi vốn có cho những công việc mà bạn thực sự muốn hoạt động một cách nhanh chóng nhất.
Mời các bạn làm theo bước sau đây để thực hiện việc dừng hoạt động của những ứng dụng nhàn rỗi.
Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào hệ thống của mình với quyền quản trị cao nhất (administrator mode).
Nhấn chuột vào nút “Start” và di tới lựa chọn “Run”
Trong hộp thoại của lựa chọn “Run” bạn gõ dòng lệnh sau:

Rundll32.exe advapi32.dll,ProcessIdleTasks.
Sau đó nhấn OK và hệ thống của bạn sẽ tự động trong công việc nhận dạng, những ứng dụng không cần thiết thường xuyên nhàn rỗi và kết thúc hoạt động của chúng.

Để có một bản Ghost nhẹ nhất

Ghost máy là một việc hầu như ai ai cũng biết. Nhưng với một bộ windows full hoặc được nhét đầy phần mềm vào đó thì sau khi ghost lại thì dung lượng của nó cũng là một vấn đề đáng nói. Vậy làm thế nào để giảm tối đa dung lượng bản ghost lại, hãy đọc bài viết tổng hợp sau đây để có một bản ghost nhẹ như ý muốn, đồng thời sẽ tiết kiệm được thời gian trong khi ghost và dung lượng cho ổ cứng bạn.

I. System Restore là chức năng sao lưu-phục hổi hệ thống có sẵn trong bản windows. Chức năng này hiện nay rất ít dùng, nếu để nó hoạt động thì nó tiêu tốn khá nhiều dung lượng ổ cứng.

- Đối với XP bạn làm theo cách sau: Cick phải vào My ComputerRestore -> chọn Turn Off System
- Đối với Vista:
- Nhấn Start.
- Nhấn chuột phải trên biểu tượng Computer, và nhấn chọn Properties.
- Nhấn lên System Protection dươi cột Tasks ở phía bên trái.
- Nhấn vào Continue ở cửa sổ “User Account Control” được hiện lên.
- Ở trong System Protection tab, tìm Available Disks
- Bỏ chọn tick tại những ổ cứng bạn muốn tắt System Restore.
- Khi tắt chế độ System Restore, các điểm nhớ trước đó sẽ bị xoá. Nhấn “Turn System Restore Off” trong cửa sổ được hiện ra để làm việc đó.
- Nhấn OK.
- Bật trở lại System Restore bằng các bước như trên bằng cách chọn ở mục 6 những ổ cứng cần kích hoạt chế độ này.

II. Xóa các file có trong thư mục Prefetch của Windows. Mặc định đường dẫn là C:\WINDOWS\Prefetch.

III. Backup dllcache:

Dllcache là nơi dự trữ các tập tin của hệ thống, nếu có sự cố như lỗi file, thiếu file hay bị virus ” xơi” một số tập tin quan trọng thìwindows sẽ tự động phục hồi lại các tập tin dự trữ trong thư mục dllcache có trong system32 ( C:\WINDOWS\system32\dllcache ). Việc xóa các tập tin trong thư mục này sẽ khiến máy bạn gặp trục trặc khi các sự cố nói trên hoặc tương tự. Cách tốt nhất mà áp dụng là backup tất cả các file trong thư mục dllcache lại vào một tập tin duy nhất. Đó là bạn sử dụng tool dllcache backup. Công cụ này rất hay, nó sẽ tự động backup các file trong thư mục dllcache vào một tập tin duy nhất có dạng là mở rộng là .txt, thay vì 400MB có trong thư mục dllcache thì nó backup lại chỉ còn tập 85-90kb. Cách này cũng được sử dụng trong việc làmghost all main hiện nay.
[ Download Dllcache Tool]

IV. Xóa rác, registy, cookie…

Cách này bạn có thể thực hiện bằng tay hoặc dùng phần mềm. Nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng phần mềm cho nó nhanh gọn. Các phần mềm bạn có thể sử dụng như CClean, Your Unistaller, Super Cleaner…( tôi thường sử dụng 3 chương trình đó).

V. Dùng nite để ” dọn” các thành phần không quan trọng trong windows trước khi tạo bộ cài đặt windows hoặc nếu cài windows rồi thì bạn dùng XPLite để giảm béo.

VI. Tắt chế độ ngủ đông ( nếu có bật):

Start -> Ctrol Panel -> Power Options -> Tab Hibernate -> Disable Hibernate

VII. Nén tập tin ghost lại với tỉ lệ nén cao nhất:

Thông thường thì các bạn ít để ý đến cách này, nhưng thật sự nó nén bản ghost của bạn đến mức tối đa nhất có thể, cách làm đơn giản bằng cách sử dụng Hirens Boot : Boot CD Hirens Boot – > Next -> Dos -> Dos. Tại dòng lệnh A:\ bạn gõ thêmghost -Z9 : đường dẫn đầy đủ là: A:\ghost -z9. Cuối cùng ra chương trình ghost , các bước tiếp theo bạn làm bình thường và nếu có thông báo xuất hiện rằng bạn muốn nén dữ liệu mức tối đa không thì bạn nhấn Yes. vào Propeties -> Tab System Restore on all dirver -> Apply->OK.

Lỗi “NTLDR is Missing”

Có nhiều cách khác nhau để thông báo lỗi mất file NTLDR, thông thường như sau:

- "NTLDR is missing
Press any key to restart
"

- "NTLDR is missing
Press Ctrl Alt Del to restart
"

- "Boot: Couldn't find NTLDR
Please insert another disk
"

Lỗi "NTLDR is missing” xuất hiện không lâu sau khi khởi động máy. Windows XP chỉ mới bắt đầu load thì thông báo lỗi xuất hiện.

Nguyên nhân
Có nhiều khả năng gây ra lỗi NTLDR. Lý do phổ biến nhất là khi máy tính đang boot từ ổ cứng hay ổ flash gắn ngoài mà lại không được định dạng chính xác. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn boot từ ổ quang (CD Rom) hay ổ đĩa mềm.

Các khả năng khác bao gồm hỏng file hệ thống, vấn đề với ổ cứng và hệ điều hành, BIOS quá hạn (hết pin CMOS), cáp IDE bị hỏng…Lỗi này chỉ xảy ra cho hệ điều hành Windows XP, bao gồm Windows XP ProfessionalWindows XP Home Edition. Windows Vista không sử dụng NTLDR.

Khắc phục
1. Khởi động lại máy.

2. Kiểm tra ổ đĩa cứng và ổ quang.

Nếu bạn thấy đây là nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể cân nhắc thay đổi lệnh boot trong BIOS. (thay đổi để máy tính khởi động từ ổ cứng hay từ CDRom, tùy trường hợp).

3. Kiểm tra ổ cứng và các thiết lập trong BIOS.

4. Khôi phục NTLDR và file ntdetect.com từ đĩa cài đặt Windows XP.

5. Tạo phân vùng boot mới trong Windows XP.

6. Mở case của máy tính ra và kiểm tra xem các dây nối ổ cứng tới mạch chủ có đúng không. Nếu không giải quyết được thì thay dây mới và thử lại.

7. Update BIOS của mainboard.

8. Cài lại Windows XP. Việc này sẽ xóa hoàn toàn Windows XP trong máy bạn và cài lại. Dù nó sẽ giải quyết hầu hết lỗi NTLDR, nhưng bạn nên nhớ phải sao lưu lại những dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành (tháo ổ cứng gắn vào máy tính khác để sao lưu).

9. Nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng và cài mới Windows XP.

Vô hiệu hóa pop-up quảng cáo của Avira


Hoạt động Avira đưa ra các pop-up quảng cáo thường dựa vào việc truy cập vào file avnotify.exe, do đó, để vô hiệu hóa việc truy cập này ta phải tác động tới file avnotify.exe.

Thông thường, mọi người thường nghĩ tới giải pháp thay đổi tên của file avnotify.exe, tuy nhiên trong trường hợp này việc thay đổi tên không có tác dụng bởi khi Avira chạy thành phần cập nhật virus, avnotify.exe sẽ tự động được thay thế nếu chương trình thấy thiếu file. Do đó cần phải khóa việc truy cập vào file này thay vì thay đổi tên file như thông thường.

Windows XP Home

- Khởi động máy trong chế độ Safe Mode (nhấn F8 sau khi bật máy để ra menu lựa chọn)

- Truy cập vào tài khoản với quyền quản trị viên

- Vào thư mục chứa chương trình Avira cài đặt trên máy

- Kích chuột phải vào file avnotify.exe và chọn Properties

- Kích vào Edit > Traverse Folder/Execute File > Deny > OK

- Khởi động lại máy tính

Windows XP Professional

- Vào Start chọn Run

- Nhập gpedit.msc

- Điều hướng vào phần User Configuration > Administrative Templates > System

- Kích đúp vào Don't run specified Windows applications

- Enable và kích vào Show

- Add file avnotify.exe vào và kích OK

Windows Vista và Windows 7

- Vào thư mục chương trình Avira

- Kích chuột phải vào file avnotify.exe và chọn Properties

- Trên tab Security, chọn SYSTEM và kích Edit

- Tích chọn phần Read & Execute trong cột Deny và kích OK


Các phương thức trên chỉ là phương pháp tạm thời để loại bỏ quảng cáo từ Avira. Để hoàn toàn không phải nhận những quảng cáo phiền phức này, bạn có thể cài đặt sử dụng Security Essentials của Microsoft mới được phát hành. Chương trình này hoàn toàn miễn phí và đặc biệt nó là chương trình tương thích với hệ điều hànhWindows bạn đang sử dụng.

Share Permission

Việc chia sẻ các tài nguyên trên mạng là điều không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống mạng nào, tuy nhiên việc chia sẻ này còn tùy thuộc vào nhu cầu người sử dụng & ý đồ của nhà quản trị mạng, ví dụ trong công ty chúng ta có nhiều phòng ban và các phòng ban trong công ty có nhu cầu chia sẻ tài nguyên cho nhau tuy nhiên nhà quản trị mạng muốn không phải phòng ban nào cũng có thể truy cập vô tư các dữ liệu của phòng ban khác.
Chẳng hạn các nhân viên trong phòng kinh doanh thì có thể truy cập dữ liệu của phòng mình và phòng kỹ thuật thoải mái, nhưng với các nhân viên trong phòng kỹ thuật chỉ được phép truy cập tài nguyên trong phòng mình mà thôi và không được phép truy cập các tài liệu từ phòng kinh doanh. Tính năng Sharing and Sercurity.. sẽ giúp ta giải quyết các yêu cầu trên.
Trong windows server 2003
Để chia sẻ một tài nguyên nào đó bạn nhấp chuột phải vào thư mục cần share chọn Sharing and Sercurity…
Nhấp chọn mục check Share this folder
Ở ô Share Name máy sẽ tự lấy tên default là tên thư mục hiện hành bạn có thể chỉnh sửa tên này tùy ý bạn
Để phân quyền cho User truy cập bạn click chọn mục Permission
Trong này bạn có thể giới hạn quyền cho từng group hoặc user với các quyền được giới hạn bời các mục Allow & Deny
Với các tùy chọn là Allow: User có quyền truy cập tài nguyên với quyền hạn tương ứng
Với các tùy chọn là Deny: User không có quyền truy cập tài nguyên với quyền hạn tương ứng
Trong ví dụ này Group User đã bị tôi giới hạn tối đa (Deny tất cả các quyền Read, Change, Full Control…) nghĩa là group này không có quyền truy xuất tài nguyên từ thư mục tôi Share
Để tạo một thư mục mà không muốn cho ai thấy (chỉ có gõ lệnh mới vào được) thỉ bạn thêm dấu $ vào ngay sau Share Name của mình
VD: Máy tôi có IP là 192.168.1.3 và thư mục Share có tên là hidden$
Khi đó tôi truy cập từ máy khác vào phải nhập là \\192.168.1.3\hidden$ thì mới vào được
Để tránh phải mất công nhập dòng lệnh \\[IP máy tới]\[thư mục share] chúng ta có thể ánh xạ ổ đĩa đối với các thư mục Share thường xuyên truy cập bằng cách nhấp phải vào thư mục cần Share cần ánh xạ và chọn Map Network Drive…
Trong cửa sổ Map Nerwork Drive hiện ra bạn chọn tên ổ đĩa ánh xạ và click Finish
Bây giờ bạn vào My Computer sẽ thấy xuất hiện thêm ổ đĩa mới (Ổ đĩa ánh xạ) Nhấp vào đấy sẽ đi đến ngay thư mục mà bạn vừa ánh xạ.
Trong Windows Vista:
Trước tiên bạn vào My Computer chọn Organize chọn tiếp Folder and Search Options
Sau đó nhấp chọn tab View cuộn xuống dưới bỏ dấu check mục User Sharing Wizard đi
Để Share một thư mục bạn nhấp phải vào thư cần Share chọn Share
Click vào nút Advanced Sharing…
Và click chọn Permission nếu muốn phân quyền cho thư mục share…
Trần Thanh Long

UTP Cable

Cáp xoắn UTP lại được chia ra làm nhiều tiêu chí (CAT - Category) khác nhau, nhưng phổ biến nhất trong mạng LAN là 2 loại CAT-5 và CAT-6 (100Mbps và 1000Mbps). CAT-5 gồm có 4 cặp dây = 8 dây với các màu xanh dương, trắng - xanh dương, da cam, trắng - da cam, xanh lá cây, trắng - xanh lá cây, nâu, trắng - nâu.
Cứ 2 dây có màu giống nhau được xoắn thành 1 cặp và 4 cặp này lại được xoắn với nhau và xoắn với 1 sợi dây nylon chịu lực kéo, bên ngoài được bọc bằng vỏ nhựa.


CÁC BƯỚC THAO TÁC

1. Dùng dao cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc ngoài một đoạn khoảng 1,5cm ở đầu dây (nên nhẹ tay vì rất dễ cắt đứt luôn vỏ nhựa của từng sợi dây).

2. Sắp xếp các sợi dây theo thứ tự từ trái qua phải theo sơ đồ sau:

Pin ID Dây
1 Cam-trắng
2 Cam
3 Xanh lá cây-trắng
4 Xanh biển
5 Xanh biển-trắng
6 Xanh lá cây
7 Nâu-trắng
8 Nâu  




Lưu ý: Hầu hết các đôi xoắn của cáp UTP bán trên thị trường đều theo mầu qui ước (cam + cam-trắng, nâu + nâu-trắng...) , tuy nhiên cũng có những loại cáp mà dây thứ hai trong đôi xoắn chỉ có một mầu trắng rất dễ nhầm lẫn. Bạn cần tách theo từng đôi xoắn để sắp xếp cho đúng.

3. Dùng lưỡi cắt trên kìm bấm để cắt bằng các đầu dây (để lại độ dài khoảng 1,2cm)

4. Lật ngửa đầu nhựa RJ-45 (phía lưng có cái nẫy cho quay xuống phía dưới)

5. Giữ nguyên sự sắp xếp của các dây và đẩy đầu dây vào trong đầu RJ-45 (mỗi sợi dây sẽ nằm gọn trong một rãnh) sao cho các dầu sợi dây nằm sát vào đỉnh rãnh.

6. Kiểm tra lại một lần nữa thứ tự của các sợi dây rồi cho vào kìm bấm thật chặt.

Với đầu dây còn lại bạn hãy làm tương tự như trên.
Sau khi làm xong cả hai đầu thì sợi dây đã sẵn sàng để sử dụng. Không có sự khác biệt về công năng giữa hai đầu dây. Bạn nên đánh dấu từng cặp đầu dây để dễ dàng trong việc kiểm tra sửa lỗi.
 
Trần Thanh Long

OSI Model

Mô hình OSI mô tả phương thức truyền tin từ các chương trình ứng dụng của một hệ thống máy tính đến các chương trình ứng dụng của một hệ thống khác thông qua các phương tiện truyền thông vật lý.
Thông tin từ một ứng dụng trên hệ thống máy tính A sẽ đi xuống các lớp thấp hơn, cuối cùng qua các thiết bị vật lý đến hệ thống máy tính B. Sau đó ở hệ thống B, thông tin sẽ đi từ lớp thấp nhất đến cao nhất - chính là ứng dụng của hệ thống máy tính B.
Như vậy mỗi lớp trong hai hệ thống máy tính A, B đều truyền thông với nhau qua một giao thức (Protocol) nào đó.
Mô hình OSI gồm có 7 lớp:
Lớp ứng dụng
Lớp biểu diễn dữ liệu
Lớp kiểm soát nối
Lớp vận chuyển
Lớp mạng
Lớp liên kết dữ liệu
Lớp vật lý.
Sau đây là mô tả các lớp trong mô hình OSI.
Lớp ứng dụng (Application layer) Lớp ứng dụng trong mô hình OSI là tầng trên cùng trong bộ giao thức, có chức năng cung cấp các dịch vụ cao cấp (trên cơ sở các giao thức cao cấp) cho người sử dụng và các chương trình ứng dụng. Lớp này như là giao diện của người sử dụng và các ứng dụng để truy cập các dịch vụ mạng. Lớp ứng dụng cung cấp các chức năng sau: - Chia sẻ tài nguyên và các thiết bị. - Truy cập file từ xa. - Truy cập máy in từ xa. - Hỗ trợ RPC. - Quản lý mạng. - Dịch vụ thư mục.
Lớp biểu diễn dữ liệu (Presentation layer) Lớp trình diễn hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. lớp này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng Application sang dạng Fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển twf Fomat chung sang định dạng của tầng Application. Lớp thể hiện thực hiện các chức năng sau: - Dịch các mã kí tự từ ASCII sang EBCDIC. - Chuyển đổi dữ liệu, ví dụ từ số interger sang số dấu phảy động. - Nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng. - Mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng.
Lớp phiên (Session layer) Lớp phiên thành lập một kết nối giữa các tiến trình đang chạy trên các máy tính khác nhau. Các chức năng của tầng phiên bao gồm: - Cho phép tiến trình ứng dụng đăng kí một địa chỉ duy nhất như là NetBIOS name. Lớp này lưu các địa chỉ đó để chuyển sang địa chỉ của NIC từ địa chỉ của tiến trình. - Thành lập, theo dõi, kết thúc Virtual circuit session giữa hai tiến trình dựa trên địa chỉ duy nhất của nó. - Định danh thông báo, thêm các thông tin xác định bắt đầu và kết thúc thông báo. - Đồng bộ dữ liệu và kiểm tra lỗi.
Lớp vận chuyển (Transport layer) : Ranh giới giữa lớp biểu diễn dữ liệu và lớp vận chuyển cũng có thể được xem là ranh giới giữa các giao thức thuộc lớp ứng dụng và các giao thức phía dưới. Trong khi các lớp ứng dụng, lớp biểu diễn dữ liệu và lớp phiên đều có liên quan đến ứng dụng thì 4 lớp ở phía dưới gắn với việc truyền dữ liệu. Chức năng của lớp vận chuyển là cung cấp các dịch vụ cho việc thực hiện vận chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng một cách tin cậy, bao gồm cả khắc phục lỗi và điều khiển lưu thông. Mục đích chính là đảm bảo dữ liệu được truyền đi không bị mất và bị trùng. Các nhiệm vụ cụ thể của lớp vận chuyển là : - Nhận các thông tin từ tầng trên và chia nhỏ thành các đoạn dữ liệu nếu cần. - Cung cấp sự vận chuyển tin cậy (End to End) với các thông báo (Acknowledment). - Chỉ dẫn cho máy tính không truyền dữ liệu khi buffer là không có sẵn.
Lớp mạng (Network layer) Lớp mạng là một lớp phức tạp, cung cấp các dịch vụ về chọn đường đi và kết nối giữa hai hệ thống, điều khiển và phân phối dòng dữ liệu truyền trên mạng để tránh tắc nghẽn. Lớp mạng có trách nhiệm địa chỉ hoá, dịch từ địa chỉ logic sang địa chỉ vật lý, định tuyến dữ liệu từ nơi gửi tới nơi nhận. Nó xác định đường truyền nào tốt trên cơ sở các điều kiện của mạng, quyền ưu tiên dịch vụ. Nó cũng quản lý các vấn đề giao thông trên mạng như chuyển mạch, định tuyến và điều khiển sự tắc nghẽn của dữ liệu. Lớp mạng liên quan đến việc truyền thông giữa các thiết bị trên các mạng tách biệt về logic, được liên kết để trở thành liên mạng. Do các liên mạng có thể rất lớn và có thể được kiến tạo từ các kiểu mạng khác nhau, nên lớp mạng vận dụng các thuật toán định tuyến để hướng các gói tin từ các mạng nguồn đến các mạng đích. Thành phần chính của lớp mạng là mỗi mạng trong liên mạng được gán một địa chỉ, có thể dùng nó để định tuyến một gói tin. Nó đảm nhiệm các nhiệm vụ sau: - Định địa chỉ - Xây dựng các thuật toán định tuyến - Cung cấp các dịch vụ kiên kết
Lớp liên kết dữ liệu (Data link layer) Lớp này có nhiệm vụ truyền các khung dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác qua tầng vật lý, đảm bảo tin cậy, gửi các khối dữ liệu với các cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu. Cụ thể lớp dât link thực hiện các chức năng sau: - Thành lập và kết thúc liên kết logic giữa hai máy tính. - Đóng gói dữ liệu thô từ tầng vật lý thành các Frame. - Điều khiển các frame dữ liệu: phân tích các tham số của frame dữ liệu, phát hiện lỗi và gửi lại dữ liệu nếu có lỗi. - Quản lý quyền truy nhập cáp, xác định khi nào thì máy tính có quyền truy nhập cáp.
Lớp vật lý (Physical layer) Lớp vật lý là lớp thấp nhất trong mô hình OSI, đảm nhiệm toàn bộ công việc truyền dẫn dữ liệu bằng phương tiện vật lý. Nó xác định các giao diện về mặt điện học và cơ học giữa một trạm thiết bị và môi trường truyền thông cụ thể như sau: - Các chi tiết về cấu trúc mạng (bus, cây, hình sao,…) - Chuẩn truyền dẫn (RS-485, IEC 1158-2, truyền cáp quang,…) - Phương pháp mã hóa bit (NRZ, Manchester, FSK,…) - Chế độ truyền tải - Tốc độ truyền dữ liệu - Giao diện cơ học ( phích cắm, giắc cắm,…)
OK mình vừa giới thiệu xong phần OSI trong 70-290, 70-620 của MCSA.
Trần Thanh Long

Hub - Switch - Router

Ngày nay, hầu hết các Router đều là thiết bị kết hợp nhiều chức năng, và thậm chí nó còn đảm nhận cả chức năng của SwitchHub. Đôi khi Router, SwitchHub được kết hợp trong cùng một thiết bị, và đối với những ai mới làm quen với mạng thì rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của các thiết bị này.
Nào chúng ta hãy bắt đầu với HubSwitch bởi cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu.
Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém).
Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi.
Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.
Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến.
Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào.
Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator). Ngoài ra, router thường gồm một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet.
Tất cả các router đều có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng, và switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in.
Một số router chỉ có một cổng WAN và một cổng LAN, được thiết kế cho việc kết nối một hub/switch LAN hiện hành với mạng WAN. Các switch và hub Ethernet có thể kết nối với một router để mở rộng mạng LAN. Tuỳ thuộc vào khả năng (nhiều cổng) của mỗi router, switch hoặc hub, mà kết nối giữa các router, switche/hub có thể cần tới cáp nối thẳng hoặc nối vòng. Một số router thậm chí có cả cổng USB và nhiều điểm truy cập không dây tích hợp.
Một số router cao cấp hoặc dành cho doanh nghiệp còn được tích hợp cổng serial – giúp kết nối với modem quay số ngoài, rất hữu ích trong trường hợp dự phòng đường kết nối băng rộng chính trục trặc, và tích hợp máy chủ máy in mạng LAN và cổng máy in.
Ngoài tính năng bảo vệ được NAT cung cấp, rất nhiều router còn có phần cứng tường lửa tích hợp sẵn, có thể cấu hình theo yêu cầu của người dùng. Tường lửa này có thể cấu hình từ mức đơn giản tới phức tạp. Ngoài những khả năng thường thấy trên các router hiện đại, tường lửa còn cho phép cấu hình cổng TCP/UDP dành cho game, dịch vụ chat, và nhiều tính năng khác.
Và như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn là: hub được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet; switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau; và router có thể đảm nhận tất cả các chức năng này, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa.
OK mình vừa giới thiệu xong phần Hub, Switch, Router trong 70-290, 70-620 của MCSA.
Trần Thanh Long